Chợ tình Sapa

Chợ tình SapaNét văn hóa Previous Next

🔥🔥Chợ tình Sapa – từng là 1 trong những chợ tình có tuổi thọ lâu đời nhất vùng núi Đông Tây Bắc – nay chỉ còn là tàn dư.🔥🔥⁉️ Vậy một phiên chợ tình thực sự có nguồn gốc như thế nào 🤷🤷🌼 Trước đây Sapa còn được gọi với cái tên Sa Pả trong tiếng Hmong, còn có nghĩa là “Bãi Cát”, cùng nhiều dân tộc cùng nhau sinh sống dọc theo con sông Mường Hoa – được hợp thành từ những con suối nhỏ chảy ra từ dãy núi Hoàng Liên Sơn – đồng thời cũng là nguồn nước chính của Sapa thời bấy giờ. 🍀🌼 Ngày đó đường xá còn hết sức hiểm trở, chứ ko được trải nhựa như bây giờ. Mình từng có cơ hội được đọc bài viết của một dì người gốc Sapa, trước những năm 1920, để từ Lào Cai lên Sapa sẽ phải đi bộ cỡ hơn nửa ngày trời, hay nhanh hơn là đi xe ngựa, cũng mất đến cả 7-8 tiếng đồng hồ. 🍀🌼 Về cơ bản, để đến được với “”bãi cát”” phẳng, mất rất nhiều thời gian và sức lực, vì vậy, hẳn nhiên khá dễ hiểu khi chợ phiên chỉ họp duy nhất 1 lần trong tuần, đó là vào sáng chủ nhật.🍀🌼 Tuy nhiên, phiên chợ được hợp từ tờ mờ sáng – nghĩa là để chuẩn bị cho phiên chợ này, đại đa số những gia đình ở xa, sẽ phải tề tựu về Sapa vào ngày trước đó. Vì vậy, từ chiều tối thứ 7, đó là khoảng thời gian Sapa đã trở nên vô cùng đông đúc.🍀🌼 Thời đó Sapa đâu có nhiều nhà nghỉ, vì mức sống của người dân thực sự ko đủ để chi trả cho khoản đó, vì vậy hầu hết mọi người lưu trú ở gần khu chợ cũ Sapa (ở đường Mường Hoa – gần nhà thờ đá), nơi có những khu vực nhà cổ có tường dầy khoảng 60 cm đủ để che mưa gió chỉ cần chiếc ô đen là có chỗ tâm sự ấm áp qua đêm.🍀🌼 Vì vậy, để giảm bớt cái lạnh của thị trấn trên mây, người già sẽ vui vẻ đi thăm hỏi bạn bè, lớp trẻ có cơ hội để tiếp xúc với những người khác giới, họ sẽ gửi gắm tâm tình trong những tiếng khèn, tiếng sáo,.. và giao lưu, kết bạn. 🍀🌼 Người H’Mông có phong tục rất lạ nhưng cũng vô cùng văn minh, đó là khi con gái đã lấy chồng, cứ đến phiên chợ tình là vợ đưa chồng đến chợ. Chồng sẽ hòa vào những người bạn trai khác thổi khèn (chỉ thổi những bài dành cho người có vợ rồi) và uống rượu sán lùng.🍀🌼 Người vợ múa hát (chỉ múa hát những bài dành cho người đã có chồng, và múa với những người đàn ông đã có vợ, không kể chồng mình). Khi người chồng uống rượu, người vợ ngồi bên rót rượu và khuyến khích chồng uống càng nhiều càng tốt, vì như thế mới chứng tỏ chồng mình nhiều bạn bè. Khi chồng uống say “không biết đường về”, người vợ bế chồng vắt lên lưng ngựa và đưa về nhà. 🍀🌼 Rồi thì những cô gái H’Mông cầm vòng bằng thổ cẩm, nếu “ưng” người nào, sẽ chủ động buộc vào cổ tay người ấy. Nếu thiếu nữ buộc vào cổ tay con trai nghĩa là “Yêu nhau tôi buộc cổ tay, tôi dành trọn tình yêu cho anh, anh đừng đi theo người khác nữa”. Người nào may mắn được buộc nghĩa là được làm người thân của gia đình. Chiếc vòng ấy còn mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, nếu được thầy mo buộc cho ai thì không con ma nào làm tội người đó được. 🍀……….⏳⏳Suy cho cùng, tàn dư cũng là quy luật của thời gian, những phiên chợ giờ đã hiện đại hơn, quy mô hơn, thu hút khách du lịch hơn; nhưng nếu được hiểu rõ hơn về nguồn gốc của những phiên chợ tình thì mình khá chắc, mọi người sẽ cảm thấy “”wow”” khi có ai đó vô tình nhắc đến phiên chợ có 1 0 2 này của văn hóa bản địa Việt Nam. 🍀🔥🔥Thêm 1 tin vui cho những bạn F.A chưa từng được tham gia bất kỳ phiên chợ tình nào, Sapa sẽ tái hiện lại phiên chợ này vào cuối năm nay (theo truyền thống hàng năm từ 2015). Nhanh tay book xe book phòng mà xúng xính đi chợ tình nào bà con ơi🤟🤟

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *